Đất nước – con người Ấn Độ
Ấn Độ có ranh giới với Pakistan, Trung Quốc, Myanma, Bangladesh, Nepal, Bhutan và Afghanistan. Ấn Độ là nước đông dân thứ nhì trên thế giới, với dân số trên một tỉ người, và đồng thời lớn thứ bảy về diện tích.
Cộng hoà Ấn Độ xuất hiện trên bản đồ thế giới vào ngày 15 tháng 8 năm 1947. Sự thiết lập nhà nước Ấn Độ là đỉnh cao của cuộc đấu tranh của những người tại Nam Á để thoát khỏi ách thống trị của Đế quốc Anh. Ấn Độ có nền văn minh sông Ấn (Indus) phát triển rực rỡ cách đây 5 nghìn năm.
Ấn Độ là nơi sinh trưởng của bốn tôn giáo quan trọng trên thế giới: Ấn Độ giáo (Hindu), Phật giáo, đạo Jaini và đạo Sikh. Trước ngày độc lập, Ấn Độ là một bộ phận trong tiểu lục địa Ấn Độ thuộc Anh. Việc thành lập quốc gia này có công rất lớn của Moha Mohandas Gandhi, người được ca tụng là “người cha của Ấn Độ”.
Ông đã thuyết phục chính phủ Anh trao trả độc lập cho Ấn Độ bằng con đường hòa bình và được chấp nhận. Nhưng Anh đã quyết định tách Ấn Độ thành hai quốc gia: một có đa số dân theo đạo Hindu là Ấn Độ; một có đa số dân theo Hồi giáo là Pakistan, nước này lại gồm hai phần: phần phía đông Ấn Độ gọi là Đông Pakistan (sau này là Bangladesh), phần phía tây gọi là Tây Pakistan (Cộng hòa Hồi giáo Pakistan ngày nay). Hai phần lãnh thổ này cách nhau trên 2000 km băng qua lãnh thổ Ấn Độ.
Lịch sử – du học Ấn Độ
Những địa điểm cư trú Thời đồ đá với những bức tranh tại Bhimbetka, Madhya Pradesh là những dấu vết sớm nhất từng biết về đời sống con người tại Ấn Độ hiện nay. Những khu định cư thường xuyên sớm nhất được biết đã xuất hiện từ 9.000 năm trước, và dần phát triển vào Văn minh lưu vực sông Ấn, đã bắt đầu từ khoảng năm 3300 TCN và lên tới tột đỉnh từ khoảng giữa năm 2500 TCN và 1500 TCN.
Các thành phố của nền văn hóa này có những đặc tính đô thị và khoa học tiến bộ như những hệ thống thoát nước dân sự ở mức độ cao. Tiếp sau nó là Văn minh Vệ Đà, do các bộ tộc Ấn-Aryan từng lập ra các cơ sở cổ đại của Ấn Độ giáo và các khía cạnh văn hóa khác tạo ra. Trong những văn bản Vedic cổ và thần thoại Ấn Độ, vùng đất được coi là Bharatavarsha.