HỒ NƯỚC CÓ HIỆN TƯỢNG CÂY MỌC NGƯỢC
Hồ Kaindy nghĩa là "hồ bạch dương" hay hồ sạt lở có chiều dài 400m, cao 2000m và nằm ở độ sâu gần 30 mét, cách thành phố Almaty 130km về phía đông. Được xem là một trong những dạng rừng chìm độc đáo nhất thế giới, hồ Kaindy hàng năm thu hút đông đảo khách du lịch tới chiêm ngưỡng cảnh tượng đặc sắc, kỳ bí này.
Sở dĩ hình thành hồ nước "độc nhất vô nhị" này là vì trận động đất Kebin nghiêm trọng vào năm 1911, các hẻm núi bị chặn lại và tạo nên một con đập tự nhiên. Ngay sau đó, nước mưa từ những thung lũng xung quanh chảy dồn về đây lấp đầy tạo thành hồ Kaindy với đặc trưng là làn nước màu xanh lục nhờ các mỏ đá vôi. Hồ nước nổi tiếng khắp thế giới vì chứa những thân cây vân sam nổi trên hồ tựa những ngọn giáo xuyên qua mặt nước lạnh giá, vì vậy còn được gọi là rừng chìm.
Nước trong hồ lạnh nên hầu như giữ được những thân cây đã hơn 100 tuổi, cho dù là mùa hè thì nhiệt độ nước cũng chưa bao giờ vượt quá 6 độ C. Những tưởng sinh vật trong lòng hồ sẽ bị đóng băng và chết nhưng người ta đã tiến hành đập băng để giữ những loài thủy sinh, tảo, cây cối này sống được dưới nước.
Cảnh sắc tại khu vực hồ Kaindy khiến nhiều du khách không khỏi ngẩn ngơ vì xung quanh là vách đá cao chót vót bao bọc hồ nước trong vắt có thể đổi màu tùy vào ánh nắng hàng ngày. Không chỉ vậy, những cây thông bị lở trong trận động đất bị trút ngược ngọn, cành xuống dưới và đưa thân lên trên tạo thành cảnh quan độc đáo, tựa thế giới đảo ngược trong một tấm gương. Ít có nơi nào trên thế giới lại có được phong cảnh đặc biệt như vậy. Khi cành và lá thông trút xuống nước lạnh lại có thêm rong rêu bám vào tạo cảm giác như một bức tranh tuyệt sắc về một khu rừng bên dưới lớp kính đảo ngược