THỔ LÂU PHÚC KIẾN – BÍ ẨN LÂU ĐÀI BẰNG ĐẤT
Thổ Lâu là một kiến được xây dựng bởi người Hakka (còn gọi là người Hẹ), đây là những ngôi nhà truyền thống với nguyên liệu bằng đất với tre nứa và các nguyên liệu cứng khác. Nơi đây được xây dựng nhằm chống lại những tên cướp có vũ khí ở miền Nam Trung Quốc, những quần thể này có nhiều đồi núi thuộc phía Đông Nam Tỉnh Phúc Kiến. Thổ Lâu được xây dựng từ khoảng thế kỷ 12 và đến năm 2008 đã được UNESCO chính thức công nhận là Di sản Thế giới.
Các thổ lâu đa phần được xây dựng theo hình tròn hoặc hình vuông, hướng mở quay vào trong và chỉ có một cửa. Những thổ lâu lớn có thể chưa hơn 800 người (80 hộ gia đình). Thổ lâu được xây dựng theo kiểu “pháo đài” nên tường đất làm rất dày, mỗi thổ lâu có thể có từ 3-5 tầng. Tầng trệt không có cửa sổ, các cửa sổ ở các tầng trên được làm rất gia cố khoảng 5 - 6 cm, trên tầng cao nhất dùng để quan sát bên ngoài và phản công.
Khác với các kiến trúc khác trên thế giới thể hiện phản ánh thứ bậc xã hội, Thổ Lâu Phúc Kiến thể hiện đặc tính độc đáo của nó là mô hình bình đẳng cộng đồng. Tất cả các phòng được xây dựng cùng kích thước với cùng vật liệu trang trí nội ngoại thất, phong cách cửa sổ ra vào.
Thường thì thổ lâu là nơi ăn uống sinh hoạt của một gia tộc lớn với các chức năng như một ngôi làng nhỏ, mùa đông ấm áp, mùa hè mát mẻ. Bên trong thổ lâu chia làm nhiều phòng; phòng chứa vũ khí, phòng chứa thực phẩm, nơi thờ cúng, nhà ở… Giữa sân có một giếng nước dùng để sinh hoạt chung. Những vùng đất xung quanh được sử dụng cho nông nghiệp, cây ăn quả được chia sẻ cho mọi người.