Bản tin Văn hóa Bốn phương
Thứ năm, 17/07/2025.
Bản tin ngày 26/12/2019
Văn hóa xứ Quảng

Vùng văn hóa xứ Quảng được hình thành trong tổng thể vùng văn hóa miền Trung, dựa trên nền tảng văn hóa Sa Huỳnh và nền văn hóa Champa rực rỡ từ xa xưa… Vì thế, khi nói đến giá trị văn hóa Xứ Quảng, không chỉ những người Quảng Nam – Đà Nẵng mà còn bao gồm những con người thuộc các dân tộc sống trên mảnh đất này từ thuở khai hoang, dựng nghiệp cho đến nay đã đồng tâm hiệp lực tạo nên diện mạo đặc trưng của một vùng.

Văn hóa xứ Quảng không chỉ đặc trưng ở văn hóa cư trú người Kinh vùng đồng bằng và các tộc người ở vùng cao, ở các di tích lịch sử – văn hóa như thắng cảnh Ngũ Hành Sơn, thắng cảnh Hải Vân, Sơn Trà, Tiên Sa, Non Nước, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, kinh đô cổ Trà Kiệu… mà còn thể hiện ở văn hóa ẩm thực, đó là mì quảng, bánh tráng đập dập, bánh ít lá gai, bánh tráng cuốn thịt heo… với những hương vị rất riêng không lẫn với những sản vật của nơi khác.
ặc trưng văn hóa của miền đất này còn lắng đọng trong lễ hội, trong phong tục tập quán, tâm lý truyền thống; được kết tinh từ lao động sáng tạo, lối suy nghĩ, lối sống và cả cách ứng xử của các tộc người cùng cộng cư trên vùng đất này, qua những giai đoạn thăng trầm của lịch sử.

Lễ hội cũng là nét đặc trưng của văn hóa Đà Nẵng, bao gồm nhiều yếu tố dân tộc, lịch sử, phong tục, tâm lý, tín ngưỡng tôn giáo…mặc dù so với những vùng đất khác thì không gian lễ hội hẹp hơn, thời gian ngắn hơn, song cũng khá đa dạng và phong phú. Có lễ hội dân gian truyền thống như: Lễ hội đình làng, Lễ hội Quán Thế Âm, Lễ hội Cầu Ngư, Lễ Hội Cầu Bông, Lễ Vía Bà Thiên Hậu, Lễ Cúng Tổ Minh Hải, Lễ Hội Long Chu, Lễ Hội Bà Thu Bồn, Lễ Tế Cá Ông, Lễ Nguyên Tiêu; Lễ hội văn hóa như: Lễ hội thi bắn pháo hoa quốc tế, Lễ hội đêm Rằm phố cổ Hội An, Lễ hội “Quảng Nam – Hành trình Di sản”…

TIN KHÁC

Bản tin ngày 25/12/2019
Bản tin ngày 24/12/2019
Bản tin ngày 23/12/2019
Bản tin ngày 22/12/2019
Bản tin ngày 21/12/2019