Vùng
văn hóa Tây Bắc
Gồm các tỉnh Lai Châu,
Lào Cao, Sơn La, Yên Bái và một phần tỉnh Hòa Bình, hiện có hơn hai mươi tộc
người cùng cư trú xen cài với nhau, nhưng trong đó tộc Thái (với những yếu tố
tiếp biến từ văn hóa Đông Nam Á) nổi lên như một sắc thái đại diện cho văn hóa
Tây Bắc. Từ điều kiện cảnh quan, môi trường sống đã tạo nên những nét đặc
trưng, cả về vật chất dẫn tinh thần, cho văn hóa vùng này. Các tộc người trong
vùng đều có tín ngưỡng ''vạn vật hữu linh'' và tín ngưỡng nông nghiệp. Trong xã
hội cổ truyền Tây Bắc tuy chưa có văn hóa chuyên nghiệp (bác học), nhưng mỗi tộc
người đều có một kho văn hóa nghệ thuật riêng với ngôn từ giàu có và đủ thể loại,
nghệ thuật múa dân tộc cũng là một nét đặc trưng của vùng Tây Bắc (''xoè'' Thái
đã trở thành biểu tượng văn hóa Tây Bắc), âm nhạc và ca hát ở đây cũng rất đặc
biệt: Hệ nhạc cụ hơi có lưỡi gà bằng tre, bằng đồng, hoặc bằng bạc... không thấy
hoặc ít thấy ở các vùng khác, thơ ca Tây Bắc được sáng tác để hát chứ không phải
để đọc, nghệ thuật trang trí trang phục đã ở một trình độ cao. Giao lưu văn hóa
giữa các tộc người trong vùng diễn ra rất tự nhiên.