Bản tin Văn hóa Bốn phương
Thứ bảy, 24/05/2025.
Bản tin ngày 25/08/2022
GỐM BÁT TRÀNG
Gốm Bát Tràng được sản xuất tại làng Bát Tràng, xã Bát Tràng. huyện Gia Lâm, Hà Nội. Khi đến đây, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng những sản phẩm gốm sứ cao cấp, mang đầy bản sắc văn hóa Việt Nam mà còn được trải nghiệm một buổi làm gốm cùng sự hướng dẫn đầy tận tình từ những người thợ lành nghề sinh sống. 
Theo như lịch sử ghi lại, vào thời điểm vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long, có sự xuất hiện của 5 dòng họ làm gốm nổi tiếng tại làng Bồ Bát. Đó là Trần, Vương, Nguyễn, Lê, Phạm di cư đến Thăng Long để tìm nơi phát triển nghề gốm. Sau một khoảng thời gian dài, để phát triển được nền kinh tế nước nhà, nghề gốm càng được nhân rộng. Sau này, trở thành một làng nghề truyền thống cho đến tận ngày nay.
Đầu tiên, có thể kể đến đó là công đoạn chọn đất. Ngày xưa, người dân ở đây thường sử dụng loại đất sét trắng để làm vật liệu chính vì có nguồn đất ngay tại chỗ, rất dễ để khai thác. Nhưng đến thế kỉ 18 thì nguồn đất sét trắng trở nên cạn kiệt. Chính vì thế mà người dân đã thay vào đó là đất sét Trúc Thôn có độ dẻo cao, khó tan trong nước. Loại đất sét này có hạt mịn, màu trắng xám và có thể chịu được nhiệt độ lên đến 1650oC.
Sau khi đã chọn được nguồn đất, người dân sẽ tiến hành pha chế và xử lý thông qua hệ thống 4 bể chứa với các tính năng khác nhau. Bể có vị trí cao nhất là bể “bể đánh” dùng để ngâm nước và đất sét khô. Tiếp đến bể thứ 2 là “bể lắng” hoặc “bể lọc” dùng để lọc tạp chất. Xong xuôi, sẽ đem phơi khoảng 3 ngày tại bể thứ 3 là “bể phơi”. Cuối cùng, là đến bể thứ 4 hay còn gọi là “bể ủ” dùng để ủ đất và loại bỏ oxit sắt cùng các tạp chất khác.

TIN KHÁC

Bản tin ngày 24/08/2022
Bản tin ngày 23/08/2022
Bản tin ngày 22/08/2022
Bản tin ngày 21/08/2022
Bản tin ngày 20/08/2022