Bản tin Văn hóa Bốn phương
Thứ bảy, 10/05/2025.
Bản tin ngày 24/05/2023
CỬU HOA SƠN - 9 ĐÓA SEN GIỮA CÕI TRẦN
Tọa lạc bờ Nam hạ du sông Trường Giang, thành phố Trì Châu, tỉnh An Huy, Trung Quốc, Cửu Hoa Sơn là một trong bốn thánh tích nổi tiếng của Phật giáo Trung Hoa. Đúng như một câu nói của người Trung Quốc: “Một ngọn núi nổi tiếng không phải vì chiều cao mà vì sự linh thiêng”.
Cửu Hoa Sơn được tổ chức thế giới UNESCO công nhận là di sản văn hóa thiên nhiên của nhân loại. Bất kể đi hành hương hay đến du lịch, điểm đến này sẽ đem lại cho du khách những phút giây đắm chìm trong khung cảnh thiên nhiên ấn tượng cũng như hiểu thêm về văn hóa Phật giáo Trung Hoa.
Theo nhiều tài liệu, Cửu Hoa Sơn theo nghĩa đen là “đỉnh chín hoa sen” được đặt tên theo chín đỉnh cao nhất trong số 99 đỉnh ở khu vực núi Cửu Hoa. Theo ghi chép lịch sử, vào năm 719 trước Công nguyên, có một vị hoàng tử nước Tân La (Hàn Quốc ngày nay), tên là Kim Kiều Giác xuất gia từ nhỏ. Vì nghe danh của ngài Huyền Trang nên Kim Kiều Giác quyết định đến Trung Quốc vào thời Đường Huyền Tông, lên Cửu Hoa Sơn tu hành. Sau đó xây chùa thu nạp nhiều tín đồ, dần Cửu Hoa Sơn thành một Thánh địa Phật giáo cực thịnh đương thời. 
Sau 75 năm khổ luyện tu hành, năm 99 tuổi, Kiều Kim Giác bỗng nghe một tiếng gọi mơ hồ thì biết mình sắp chết liền gọi đệ tử đến dặn dò, rồi ngồi vào trong chum mà viên tịch. Ba năm sau, đệ tử mở nắp chum ra để an táng, thấy da thịt vẫn còn nguyên, sắc diện hồng hào như khi còn sống, khi nhấc ra thì các khớp xương dao động thành tiếng lách cách. Phật giáo bảo đó là Bồ Tát truyền thế bèn đem thi thể đặt vào trong tháp, gọi tháp là Địa Tạng Nhục Thân tháp. 

TIN KHÁC

Bản tin ngày 23/05/2023
Bản tin ngày 22/05/2023
Bản tin ngày 21/05/2023
Bản tin ngày 20/05/2023
Bản tin ngày 19/05/2023