TRƯƠNG TAM PHONG - TỔ SƯ THÁI CỰC QUYỀN
Trương Tam Phong tên thật là Trương Quân Bảo. Tương truyền ông sinh năm 1247 tại Long Hổ Sơn, tỉnh Giang Tây vào thời nhà Nguyên. Thuở nhỏ, Trương Tam Phong được mẹ gửi đi học võ tại chùa Thiếu Lâm. Theo học được khoảng 10 năm nhưng về sau, ông có một số xung đột với đồng môn nên đã bị đuổi khỏi Thiếu Lâm Tự. Nhờ bản tính thông minh hơn người, Trương Tam Phong đã nghiên cứu điểm mạnh của võ công của Thiếu Lâm và vận dụng nguyên lý Đạo - Đức của Đạo gia để sáng tạo nên loại võ công đặc dị đó là Thái Cực Quyền một thành tự kỳ tích của Võ Đang phái. Sau này, "Thái cực Quyền kinh" và "Thái cực Kiếm pháp" đã trở thành bảo vật của Võ Đang phái. Bên cạnh đó, Trương Tam Phong cũng là người đã phát triển các cách điểm huyệt dựa vào kiến thức về hệ kinh lạc và huyệt vị của hai danh y thời cổ đại là Biển Thước và Hoa Đà.
Truyền thuyết kể lại, một hôm, đang đi dạo thì ông tình cờ phát hiện một con hạc và một con rắn đánh nhau. Con hạc dũng mãnh từ trên ngọn cây xà xuống đánh con rắn dài đang nằm khoanh tròn. Con rắn đang tĩnh chợt động, tránh né những đòn tấn công của con hạc. Từ đó Trương Tam Phong chợt hiểu ra nguyên lý "lấy tĩnh chế động, lấy nhu khắc cương". Đó cũng chính là cơ sở để thành lập Thái Cực quyền.
Trương Tam Phong nhân thấy: võ thuật Thiếu Lâm thiên về cương quyền ngoại tráng. Trọng tâm của đòn thế Thiếu Lâm trên ngạnh công, cần tập luyện rất lâu dài, do đó, 72 tuyệt kỹ: Nhất chỉ thiền thiết xa chưởng, xuyên tâm chưởng, bối đạt công, phục dực,... đều là loại ngoại công, các bài quyền: Đạt Ma trượng, Phục Ma côn, La Hán trường quyền,... đều là loại trường quyền, dụng lực rất nhiều. Các loại binh khí cũng đa số toàn kiểu dài và cứng: trường côn, trượng, thương, xoa, giản,...