Đất nước Bolovia
Nằm Ở trung tâm lục địa Nam Mỹ (Mỹ Latinh). Có rặng An-đê, với đỉnh cao nhất trên đất Bô-li-vi-a là Sa-i-a-ma (6542 m), chia ra thành hai nhánh chạy song song với vùng đất trũng uốn nếp ở trung tâm của Bô-li-vi-a.
Khí hậu: Vùng tây-nam, An-ti-pô-lan-nô có lượng mưa không đáng kể. Vùng đông-bắc có lượng mưa lớn. Nhiệt độ thay đổi theo độ cao. Trên các đỉnh của rặng An-đê khí hậu lạnh, nhưng xuống đến vùng trũng An-ti-pơ-lan-nô khí hậu mát mẻ và có gió. Vùng đông-bắc thuộc đồng bằng A-ma-đôn có khí hậu nhiệt đới.
Kinh tế -Công nghiệp chiếm 35,5%, nông nghiệp: 16,6% và dịch vụ: 47,9% GDP. Bô-li:vi-a là nước tương đối nghèo, mặc dù giàu tài nguyên như dầu mỏ, thiếc, kẽm, chì, sắt, vàng, von-fram, ăng-ti-moan. Việc thiếu nguồn đầu tư, chính trị không ổn định và giá khai thác cao đã kìm hãm sư phát triển của Bô-li-vi-a. Một tỷ lệ lớn lao động của Bô-li-vi-a tập trung trong nông nghiệp, sản xuất lương thực cho nhu cầu trong nước như khoai tây, ngô. Bô-li-vi-a cũng xuất khẩu mía và bông. Việc trồng bất hợp pháp cây cô-ca để sản xuất cô-ca-in cũng đóng vai trò quan trọng về mặt kinh tế.
Văn hóa - xã hội - Số người biết riêng biết viết chiếm 83,1%, nam 90,5% nữ 76%.
Giáo dục bắt buộc miễn phí hệ 8 năm. Có tất cả 15 trường đại. học. Các cơ sở y tế lạc hậu và nghèo nàn. Chỉ có 65% số cư dân được chăm sóc y tế.
Tuổi thọ trung bình 63,7 tuổi, nam 61,9 và nữ 6,34 tuổi: Có một số sinh hoạt văn hóa nổi tiếng “Những điệunhảy ma quỷ" trong ngày hội hóa trang ở ô-ru-tô, ngày hội hóa trang ở Ta-ra-bu-cô...
Lịch sử -Trước khi bị Tây Ban Nha chinh phục, vào năm 1545, Bô-li-vi-a là một bộ phận của Đế quốc In-ca. Với tư cách là Thượng Pê-ru của Tây Ban Nha, Bô-li-vi-a chịu sự cai trị của Li-ma (Pê-ru) đến nàm 1776, sau trở thành một trấn của chính quyền Bu-ê-nốt Ai-rét (Ae-hen- ti- na). Cuộc bạo động chống lại ách cai trị của Tây Ban Nha năm 1809, đã đẫn đến cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa những ngời bảo hoàng và những ngời dân tộc chủ nghĩa.. Năm 1825, Bô-li-vi-a tuyên bố độc lập. Tuy nhiên, từ thời gian ờay cho đến hết thế kỷ XIX, nền chính trị của Bô-li-vi-a không ổn định. Trong ba cuộc chiến tranh tàn khốc, chiến tranh Thái Bình Dương (1879-1883), trong đó Bô-li-vi-a cùng với Pê-ru chống Chi-lê; xung đột với Bra-xin (1903) và các cuộc chiến tranh Cha-cô (1928-1930 và 1933-1935 chống Pa-ra-goay, Bô-li-vi a chịu những thiệt hại lớn về người và lãnh thổ. Sau năm 1935, nền chính trị của Bô-li-vi-a tiếp tục mất ổn định với sự kế tiếp nhau của các chính phủ quân sự và dân sự cùng với sự phát triển của phong trào du kích.