Bản tin Văn hóa Bốn phương
Thứ hai, 07/07/2025.
Bản tin ngày 18/08/2020
Đa dạng sắc màu văn hóa Điện Biên
Không chỉ hấp dẫn du khách bởi những khu du lịch tâm linh, lịch sử có một không hai, vùng đất Điện Biên còn mê đắm lòng người phương xa bởi vô số những lễ hội văn hóa độc đáo, mang đậm bản sắc, nét đặc thù của vùng đất Tây Bắc.
Lễ Tủ Cải của dân tộc Dao Quần chẹt
Theo nghĩa Nôm Dao, Tủ là báo cáo, Cải là đặt tên, Tủ Cải tức là lễ báo cáo với các thần linh, tổ tiên về việc đặt tên thứ hai (tên âm) cho người con trai trong dòng tộc, bởi khi cúng lễ xưng tên với tổ tiên họ kiêng dùng tên thật. Tủ Cải là lễ quan trọng nhất trong tập tục vòng đời người con trai Dao, đánh dấu sự trưởng thành như lễ thành đinh của người Kinh trong xã hội Lễ mừng cơm mới dân tộc Si La
Lễ mừng cơm mới của đồng bào Si La thường được tổ chức từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 (khoảng tháng 8 âm lịch) là thời gian vụ lúa đầu mùa bắt đầu chín và được tổ chức vào ngày Thìn hoặc ngày Tỵ. Lễ mừng cơm mới là một trong những nghi lễ đặc trưng tiêu biểu không chỉ được tổ chức tại mỗi gia đình trưởng dòng họ riêng, mà tất cả các dòng họ trong bản đều tổ chức. Người Si La tổ chức lễ mừng cơm mới trong một ngày tại gia đình trưởng mỗi dòng họ. Người Si La quan niệm khi mặt trời lặn, đêm tối buông xuống là lúc tổ tiên trở về gần con cháu. Mâm lễ được bày đầy đủ đồ lễ và đặt dưới bàn thờ, gia chủ (trưởng họ) thay mặt cho con cháu cả dòng họ cúng mời tổ tiên, ông bà, cha mẹ những người đã khuất về hưởng đồ lễ cơm mới.
Hội mừng mưa rơi của dân tộc Khơ Mú
Người Khơ Mú gọi hội mừng mưa rơi của dân tộc mình là lễ hội “Om đin om đang”, tức lễ hội mừng nước hay hội mừng mùa măng mọc. Theo các cụ già ở bản Pá Bon, xã Mường Luân, Điện Biên Đông, gọi như vậy bởi mở đầu phần hội bao giờ cũng là điệu múa “Om đin om đang”. Hội mừng mưa rơi được tổ chức vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 âm lịch, trước hoặc sau những cơn mưa đầu mùa. Trong lễ hội, người ta hát những bài ca mừng nương rẫy khi được đón những cơn mưa đầu mùa. 
Lễ hội Hạn Khuống
Lễ hội thường được tổ chức sau vụ thu hoạch vào tháng 11 hàng năm. Nói đến Hạn Khuống, người Thái nghĩ ngay đến nơi hò hẹn – giao duyên bằng những lời ca thắm tình của nam nữ thanh niên Thái, một nét sinh hoạt văn hóa cổ xưa của người Thái. Ngoài căn nhà sàn thân quen của mình, khi tiết trời sang xuân, khi bản mường bước vào mùa lễ hội, nam nữ thanh niên Thái cùng nhau vào rừng đốn chặt lấy vài cây rừng về dựng một sàn ở khu đất trống giữa bản, sàn có thể dựng bằng tre hoặc gỗ, sàn đó được gọi là Hạn Khuống nơi để nam nữ thanh niên Thái đến khắp (hát) đối đáp.

TIN KHÁC

Bản tin ngày 17/08/2020
Bản tin ngày 16/08/2020
Bản tin ngày 15/08/2020
Bản tin ngày 14/08/2020
Bản tin ngày 13/08/2020