Bản tin Văn hóa Bốn phương
Thứ năm, 29/05/2025.
Bản tin ngày 16/06/2022
LỄ HỘI HOA ANH ĐÀO VÀ NHỮNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU NĂM TẠI NHẬT BẢN
Đón Giao thừa - Omisoka
Omisoka biểu hiện cho tinh thần Nhật Bản đêm giao thừa. Để bắt đầu năm mới với một tinh thần tươi mới, tất cả thành viên trong gia đình sẽ tập trung cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, trang trí đặc biệt theo lễ nghi vào những ngày cuối và đầu năm. 
Chuyến Viếng Thăm Thần Điện Đầu Tiên Trong Năm Mới - Hatsumoude
Đây là chuyến viếng thăm Thần Điện đầu tiên trong một năm để cầu mong sự bình an và hạnh phúc. Có nhiều người khởi hành từ tối ngày 31 và viếng Thần Điện vào ngay thời khắc giao thừa, nhưng cũng có người khoảng trưa chiều ngày 1 mới thư thả đi cầu phúc. Vào dịp này, Thần Điện nào cũng đông đúc, nhất là những Thần Điện nổi tiếng ở Asakusa hay Kyoto, các đoàn người xếp thành hàng dài nối đuôi nhau vào cầu nguyện. Tiền dâng hương thường là đồng 5 yên, vì phát âm là “Go en”, đồng âm với chữ “duyên” hay “may mắn”.
Ăn Mì Soba 
Các gia đình người Nhật Bản thường ăn mì soba kiều mạch, hoặc toshikoshi soba vào thời khắc đón giao thừa giao để chia tay năm cũ và chào đón năm mới. Truyền thống này bắt nguồn từ thế kỷ 17. Người Nhật quan niệm sợi mì dài tượng trưng cho sự trường thọ và thịnh vượng. Ngoài ra, trước thềm năm mới, nơi đây sẽ diễn ra một phong tục khác gọi là Mochitsuki. Lúc này, mọi người sẽ dành cả ngày làm bánh gạo mochi, món tráng miệng phổ biến ở Nhật trong dịp Tết.
Ăn Cháo Thất Thái – Nanakusagayu
Người Nhật sẽ nấu cháo cùng với 7 loại rau được mệnh danh là “7 thảo dược mùa xuân” gồm có: seri – cần ta, nazuna – cây rau tề, gogyo, hotokezona – cải cúc, hakobera – cây tinh thảo, suzuna – củ cải tròn và suzushiro củ cải trắng . Đây cũng chính là 7 biểu tượng quan trọng báo hiệu mùa xuân đến và thường được người hát vào dịp Tết.

TIN KHÁC

Bản tin ngày 15/06/2022
Bản tin ngày 14/06/2022
Bản tin ngày 13/06/2022
Bản tin ngày 12/06/2022
Bản tin ngày 11/06/2022