Bản tin Văn hóa Bốn phương
Thứ năm, 15/05/2025.
Bản tin ngày 13/02/2023
HANG MẠC CAO TẠI ĐÔN HOÀNG
Hang đá Mạc Cao tại Đôn Hoàng là một hệ thống kiến trúc Phật giáo, nằm cách trung tâm thành phố Đôn Hoàng (Trung Quốc) 25km về phía Đông Nam. Hang đá Mạc Cao còn có tên gọi là Thiên Phật Động hay hang Đôn Hoàng.
Những bích họa ở hang đá Mạc Cao phần lớn nói về lịch sử và quá trình truyền bá Phật Giáo vào Trung Hoa. Đa số đều là hình vẽ nói về tích Phật, các vị Bồ Tát, Hộ Pháp của Phật giáo ở Ấn Độ, Trung Á và Trung Quốc.
Có ghi chép cho rằng sự ra đời của hang đá Mạc Cao gắn liền với một tích cổ về con đường truyền bá Phật pháp. Đạo Phật của Ấn Độ ban đầu di chuyển đến vùng núi đá của tỉnh Hà Tây và sau đó truyền ra khắp Trung Quốc. Vì thế Đôn Hoàng đã trở thành thánh địa của đạo Phật.
Hay có người truyền miệng rằng, có một vị hòa thượng tên là Lạc Tôn đi đến Đôn Hoàng. Ông thấy trên núi phát ra thứ ánh sáng huyền ảo tôn uy, lấp lánh. Trong phút chốc ông dường như thấy có hàng trăm vị Phật xuất hiện. Thầy tu Lạc Tôn nghĩ rằng: “Nơi đây hẳn là thánh địa của Phật.” Mang theo suy nghĩ và lòng sùng bái ông kể lại với một số người và cùng họ thuê người bắt đầu đào hang Phật đầu tiên trên vách núi.
Ngày nay, hang đá mà hòa thượng đào đầu tiên, không thể xác định được cụ thể là hang nào. Cũng có một số ghi chép khác thì cho rằng, khi Đạo Phật truyền vào Trung Quốc, rất nhiều người giác ngộ được giáo lý của nhà Phật, họ biết được đây chính là con đường tu luyện chân chính, nên đã đoạn tuyệt thế tục, vào núi sâu rừng già, để chuyên tâm tu tập, chịu khổ mà chuyên tu. Vì thế mà rất nhiều hang đá được khắc để sử dụng cho mục đích đó.
Hang Mạc Cao nhìn tổng quát là một ngôi nhà đá có quy mô lớn chứa nhiều nội dung phong phú của nghệ thuật kiến trúc và hội họa của Trung Quốc còn tồn tại đến ngày nay. Các tác phẩm nghệ thuật chủ yếu là các tượng điêu khắc và các bích họa.

TIN KHÁC

Bản tin ngày 12/02/2023
Bản tin ngày 11/02/2023
Bản tin ngày 10/02/2023
Bản tin ngày 09/02/2023
Bản tin ngày 08/02/2023