LẠC DƯƠNG - DẤU ẤN PHẬT GIÁO VÀ CÁC TRIỀU ĐẠI TRUNG HOA
Đến ngày nay, ngoài Trường An, Nam Kinh và Bắc Kinh thì Lạc Dương cũng là một trong 4 cố đô lớn của Trung Hoa tọa lạc trên đồng bằng trung tâm của Trung Quốc, một trong những cái nôi văn minh Trung Hoa.
Ngoài những tên gọi khác như "Lạc Ấp" (洛邑), "Lạc Châu" (洛州), "Đông Đô" (東都), cho đến nay, Lạc Dương vẫn là tên gọi chính thức của thành phố này. Nằm bên bờ sông Lạc Hà, phía Tây tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, “Thần đô” này là nơi tập trung nhiều nhà thơ Đường nổi tiếng của Trung Quốc như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị. Đây cũng là nơi tập trung nhiều hoa mẫu đơn bậc nhất đất nước tỉ dân, Lạc Dương còn được gọi với cái tên: “Thi đô” - “đô thành của thi nhân” hay “Hoa đô” nghĩa là “đô thành hoa nở”.
Từ thời nhà Đường và Bắc Ngụy đến nay đã có tới hơn 100.000 bức tượng Phật lớn nhỏ được khắc trên đá, có bức cao đến hơn 10 mét. Ở đây, người dân tạc rất nhiều tượng trên vách đá vì theo quan niệm dân gian từ xưa là khi khắc một bức tượng Phật cũng như tạo phúc cho bản thân, thế nên vua chúa thời này ra sức tạc thật nhiều tượng Phật để tạo phúc cho mình. Bức tượng khuôn mặt Võ Tắc Thiên lớn nhất nằm ở vị trí trung tâm tương truyền được làm theo lệnh của bà.
Nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Trung Quốc thể hiện qua hai hình thức: tự viện (chùa chiền) và thạch quật (hang đá). Ngược dòng lịch sử ấy, du khách ngày nay đều có thể nhìn thấy tại Lạc Dương những hang đá có khắc tượng Phật ở dạng nguyên vẹn và cổ kính nhất. Bạch Mã Tự và Long Môn Động, hai di tích lịch sử văn hóa và tôn giáo của thành phố này.