Phạm Thái (1777-1813)
Trương Quỳnh Như người làng Thanh Nê, tổng An Bồi, huyện Chân Định, phủ Kiến Xương (nay là thị trấn Thanh Nê, huyện Kiến Xương), con gái tiến sỹ Trương Đăng Quỹ (1773-1813), một người nổi tiếng chính trực, thanh liêm. Quỳnh Như đẹp người, đẹp nết có tài làm thơ, được nhiều người biết đến qua truyện “Sơ kính tân trang” (lược gương đồ trang sức mới) của Phạm Thái.

Phạm Thái là bạn của Trương Đăng Thụ, anh trai Quỳnh Như, vì Trương Đăng Thụ đột ngột qua đời khi đang làm quan ở Lạng Sơn, Phạm Thái về Thanh Nê viếng bạn, vì mến tài của Phạm Thái, Trương Đăng Quỹ đã giữ Phạm Thái ở lại làm gia sư. Trong thời gian ấy, Phạm Thái đã gặp Trương Quỳnh Như và hai người đã yêu nhau nhưng vì mối tình không “môn đăng hộ đối” nên mẹ Trương Quỳnh Như đã không cho hai người lấy nhau, Quỳnh Như đã tìm đến cái chết để phản kháng, để nói lên lòng chung thủy của mình. Quỳnh Như chết, Phạm Thái bỏ đi ở chùa và ông viết Sơ kính tân trang, kể lại mối tình của ông và Trương Quỳnh Như. Qua truyện, Quỳnh Như được miêu tả là người con gái đẹp đến mức “chim sa cá lặn”:
Chiều cá nhẩy, vẻ nhạn sa
Mắt long lanh nguyệt, tóc rà rà mây
Và:
Thị thành đã mấy ai đâu
Nguyệt vi kém giá, xuân lâu ít tàn
Chính vì mối tình với Phạm Thái đã thúc đẩy Quỳnh Như sáng tác. Những vần thơ nàng viết cho Phạm Thái không chỉ là tâm trạng riêng mà là tâm tư chung của những người phụ nữ đương thời muốn được yêu, muốn được phá bỏ mọi ràng buộc của lễ giáo phong kiến vì vậy Quỳnh Như được đánh giá là một nữ sĩ. Sách “nữ lưu văn học sử” chép 12 bài tả về nỗi nhớ người yêu của Trương Quỳnh Như qua 12 giờ trong ngày và đêm theo cách tính: Tý, Sửu… đến Hợi. Các nhà nghiên cứu cho rằng đây là hiện tượng “có một không hai” trong xã hội lúc bấy giờ. Quỳnh Như chết, Phạm Thái khóc nàng với bao đau đớn. Quỳnh Như chết, Phạm Thái khóc nàng với bao đau đớn: “Nương tử ơi, đau thương ấy bởi vì đâu? Cho đến nỗi hoa rơi, lá rụng, ngọc nát, châu chìm! Chua xót cũng bởi vì đâu, não nuột cũng bởi vì đâu?” (Văn tế Trương Quỳnh Như do Phạm Thái viết).
Xưa nay Thái Bình có hàng ngàn, hàng vạn các cô gái (nay số con gái chiếm 52,2% dân số), cái duyên, cái nết, đức hạnh, tài sắc của các cô gái Thái Bình đã làm các nhà văn hóa lớn, các danh sĩ phải nể phục… đã viết nên những dòng tâm sự, những nể phục với người mình yêu “người Thái Bình”