Nhà văn Trần Văn Tuấn
1. TIỂU SỬ:
Nhà văn Trần Văn Tuấn tên khai sinh là Trần Văn Tuấn. Sinh ngày 8 tháng 3 năm 1949. Quê quán: xã Văn Xá, huyện Kim Bảng, Hà Nam. Dân tộc: Kinh. Hiện thường trú tại: thành phố Hồ Chí Minh. Là đảng viên Đảng CSVN. Là hội viên Hội nhà văn năm 1986.
2. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC:
Ông làm báo từ trong chiến tranh, là một trong những gương mặt văn học quen thuộc của thế hệ nhà văn thời hậu chiến.
Năm 1970, lúc đang học trung cấp nghề ông đã gia nhập quân đội, vượt Trường Sơn vào chiến đấu ở chiến trường Đông Nam Bộ thời chống Mỹ. Sau chiến thắng 1975, là cán bộ sáng tác văn học quân khu VII. Cuối năm 1978, khi chiến tranh biên giới Tây Nam xảy ra, ông đã tình nguyện trở lại quân đội, sang chiến trường Campuchia giúp nước bạn. Sau chuyển ngành làm Trưởng ban văn hoá văn nghệ báo Sài Gòn giải phóng rồi Phó tổng biên tập báo Sài Gòn giải phóng.
Nhà văn Trần Văn Tuấn là Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà văn TP.HCM khoá VI (2010-2015), Uỷ viên Hội đồng Văn xuôi Hội Nhà văn Việt Nam khoá VIII (2010-2015). Ông là Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM khoá VII (2015-2020).
3. TÁC PHẨM:
Ngõ hẻm bên cầu (tiểu thuyết, 1985)
Từ một chuyến tầu (1994)
Người đàn bà bị săn đuổi (tiểu thuyết, 1989)
Ngày thứ bảy u ám (tiểu thuyết, 1988)
Người tìm người (tiểu thuyết, 1990)
Nhân chứng (tập truyện, 1990)
Giấc mơ ban ngày (tiểu thuyết, 1988)
16 nóng lạnh (tiểu thuyết, 1994)
Người gò mả (tiểu thuyết, 1999)
Rừng thiêng nước trong (tiểu thuyết, 2004)
Thông tin Đa chiều (tiểu thuyết, 2016)
Vẫn là Binh nhất (tiểu thuyết, 2017)
Thật giả cũ mới (tiểu thuyết, 2018) …
4. GIẢI THƯỞNG:
Giải nhì truyện ngắn báo Văn nghệ 1983-1984
Giải A cuộc thi tiểu thuyết Hội Nhà văn Việt Nam với tác phẩm Rừng thiêng nước trong (2005).
Giải thưởng Văn học của Bộ Quốc phòng năm 2006
Giải thưởng Văn học ASEAN với tiểu thuyết “Rừng thiêng nước trong” năm 2007.
Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2012.