Ẩm thực: Thơm nồng rượu ghè Kông Lơng Khương
Đối
với người Ba Na ở xã Kông Lơng Khơng (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) rượu
ghè là một thức uống không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người
dân. Rượu ghè còn là yếu tố quan trọng trong những lễ cúng và là sợi dây
kết nối tình đoàn kết của cả cộng đồng.
Cùng
với cồng chiêng, điệu xoang, nhà rông, bến nước… rượu ghè cũng là một
nét văn hóa đặc sắc khi nói đến Tây Nguyên. Theo truyền thống dân tộc,
nghề ủ rượu cần trong mỗi gia đình được mẹ truyền lại cho con gái trong
nhà, để phục vụ gia đình và các ngày lễ lớn của làng. Bằng những bí
quyết riêng và đôi bàn tay khéo léo trong việc ủ men, chọn các loại hạt
ủ, các bà, các mẹ người Ba Na ở xã Kông Lơng Khơng (huyện Kbang) đã ủ ra
loại rượu ghè thơm ngon nhất.
Hạt thóc và những loại hạt khác sau khi được sàng lọc
Sau khi đã sàng lọc, người phụ nữ sẽ mang đi giã trong cối gỗ
Sau khi đun nước sôi, sẽ đổ nguyên liệu đã được sàng, giã vào nấu chín, sau đó để nguội
Trên những ghè rượu là nhiều lớp lá chuối để giúp rượu lên men thơm ngon, chuẩn vị.
Theo
Nghệ nhân Ưu tú Đinh Thị Lăm (xã Kông Lơng Khơng), điều làm nên hương
vị đặc sắc của rượu là chính từ loại men ủ đặc biệt từ các loại cây
rừng, như vỏ cây “hiam”, cây mía, ớt rừng, mướp đắng rừng… Qua nhiều
công đoạn như giã, ngâm gạo… trộn, nặn thành bánh men và mang đi ủ trên
gác bếp hơn 1 tháng, sẽ cho ra bánh men truyền thống. Cũng chính từ
những công đoạn đặc biệt và nguồn nguyên liệu rừng đã cho ra được những
ghè rượu đậm đà hương sắc núi rừng Tây Nguyên.a