Lạm phát ở Nhật Bản đạt mức cao nhất trong 40 năm
Dữ liệu của chính phủ Nhật Bản mới đây cho thấy, chỉ số lạm phát cơ bản của người tiêu dùng Nhật Bản đã đạt mức cao mới trong 4 thập kỷ vào tháng trước khi các công ty tiếp tục chuyển chi phí gia tăng sang các hộ gia đình.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trên toàn quốc, không bao gồm thực phẩm tươi sống nhưng bao gồm chi phí năng lượng, đã tăng 3,7% trong tháng 11 so với một năm trước, phù hợp với dự báo của thị trường và tăng từ mức tăng 3,6% của tháng trước. Đó là mức tăng lớn nhất kể từ tháng 12 năm 1981.
Dữ liệu cho thấy, ngoài hóa đơn các mặt hàng thiết yếu, giá cả của nhiều loại hàng hóa đều tăng – từ gà rán, điện thoại thông minh đến máy điều hòa nhiệt độ.
Theo công ty nghiên cứu Teikoku Data Bank, các công ty có kế hoạch tăng giá hơn 7.000 sản phẩm thực phẩm trong 4 tháng đầu năm 2023. Con số này cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm nay.
Công ty nghiên cứu đã cảnh báo: “Chúng ta có thể sẽ thấy một đợt tăng giá ồ ạt vào năm tới và có thể dữ dội hơn năm nay,” Teikoku Data Bank cảnh báo khi các công ty phải đối mặt với chi phí phân phối và lao động tăng cao.
Hôm thứ Ba, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã gây bất ngờ cho thị trường với một sự thay đổi chính sách, báo hiệu rằng họ có thể bắt đầu rời bỏ các chính sách cực kỳ lỏng lẻo trong nhiều năm nhằm thúc đẩy tiền lương và giá cả cao hơn.
Nền kinh tế Nhật Bản bất ngờ giảm 0,8% hàng năm trong quý 3 năm 2022 trong bối cảnh lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu và chi phí nhập khẩu cao hơn đè nặng lên người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Theo Vnmedia