Bản tin Sức khỏe Vàng
Bản tin ngày 15/08/2024
Nửa năm không ăn cơm, người đàn ông nhận tin buồn khi đi khám

Ông Chen không ăn cơm, tránh xa các thực phẩm giàu tinh bột vì lo lượng đường huyết cao. Nhưng kết quả khi đi khám cho thấy ông vẫn mắc bệnh tiểu đường.



Đầu năm nay, ông Chen đọc được thông tin rằng lượng đường trong máu cao do ăn quá nhiều cơm. Bởi vậy, để tránh nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ông đã thử không ăn các thực phẩm giàu tinh bột bao gồm cả cơm. Kết quả sau 20 ngày, lượng đường huyết của ông Trần giảm rất nhiều. Bởi vậy, ông tiếp tục duy trì thói quen này. 

Tuy nhiên, điều không ngờ là nửa năm sau, ông Trần lại phát hiện mắc bệnh tiểu đường.

Glucose (đường) được tạo ra từ các thực phẩm mà chúng ta ăn hằng ngày là nguồn năng lượng nuôi các tế bào của cơ thể. Khả năng chuyển đổi đường từ các nhóm thức ăn là tinh bột: 100%; chất đạm: 60%; chất béo: < 10%.

Thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng, sữa khi vào dạ dày - ruột chuyển hóa thành axit amin nuôi cơ thể. Số dư thừa chuyển đổi thành đường glycogen dự trữ. Do đó, ăn quá nhiều đạm cũng làm gia tăng đường máu dẫn tới mắc bệnh tiểu đường. 

Bởi vậy, dù nhiều người không hoặc ít ăn cơm (tinh bột), tăng cường ăn thịt, trứng, cá, uống sữa nhưng tỷ lệ mắc tiểu đường vẫn tăng. Các trường hợp loại bỏ tuyệt đối tinh bột còn đối mặt với nhiều hậu quả. 

Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí Lancet, các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu của 15.000 người và phát hiện hấp thụ quá ít hoặc quá nhiều tinh bột đều làm giảm tuổi thọ. Bắt đầu từ tuổi 50, việc hấp thụ quá nhiều tinh bột sẽ làm giảm tuổi thọ 1 năm nhưng hấp thụ quá ít thậm chí còn làm giảm tới 4 năm. 

Theo VietNamNet


TIN KHÁC

Bản tin ngày 14/08/2024
Bản tin ngày 13/08/2024
Bản tin ngày 12/08/2024
Bản tin ngày 11/08/2024
Bản tin ngày 10/08/2024