8 Nguyên tắc ứng xử trong giao tiếp ai cũng cần biết
1. Nói chuyện bằng thái độ chân thành, tự nhiên. Tránh tỏ ra khó chịu, gượng ép hay giả làm bộ vui vẻ, quan tâm đến người khác – như thế sẽ gây ra ấn tượng xấu ở người đối diện.
2. Không đột nhiên im lặng, nói lấp lửng, làm ra vẻ bí mật để bắt người khác phải chờ đợi.
3. Không ngắt lời một người đang hào hứng kể chuyện cho bạn. Khi bạn làm cho họ mất hứng trò chuyện, có thể lần sau họ sẽ ngại chia sẻ với bạn.
4. Nói chuyện gọn gàng, đủ ý, chỉ kể những chi tiết liên quan, không thao thao bất tuyệt bất chấp người nghe có muốn nghe hay không. Để làm được điều này, bạn cần phải có tài quan sát. Vừa kể một câu chuyện vừa xem thái độ người nghe. Nếu họ có biểu hiện không hứng thú như ngáp dài, lấy tay chống cằm, mắt trĩu xuống, nhìn ngó nghiêng chỗ khác…hãy chủ động chuyển đề tài hoặc kết thúc nhanh câu chuyện.
5. Khi nói chuyện, nên giữ một khoảng cách vừa phải. Nếu không gian có nhiều đồ vật riêng tư của người đối diện, hãy nhìn thẳng, tránh ngó nghiêng lung tung vì họ sẽ nghĩ là bạn đang soi mói đời tư của họ. Với người lớn tuổi, nên đứng lại gần hơn một chút vì họ có thể bị lãng tai, không nghe rõ.
6. Nếu đang nói chuyện với nhóm đông người, tuyệt đối không có cử chỉ thì thầm vào tai người bên cạnh hay ghi giấy chuyển cho người khác, rồi làm ra vẻ bí mật. Đây là hành vi bị cho là thiếu lịch sự, kém tế nhị.
7. Không nên tâm sự chuyện riêng tư với tất cả mọi người.
8. Nếu không thể nói sự thật, đừng tìm cách nói dối. Ví dụ, có người hỏi bạn chiếc áo mới mua của cô ấy có đẹp không. Nếu bạn thực sự thấy xấu, đừng giả vờ khen đẹp. Hãy cho cô ấy biết cảm nhận của bạn một cách khéo léo hoặc đưa ra một cách trả lời khéo léo: “hình như tôi không hợp với phong cách này, tôi thấy không thích lắm…”
TIN KHÁC