Khởi nghiệp với thực phẩm sạch và những điều cần biết.
Thị trường thực phẩm sạch hiện là mảnh đất màu mỡ cho những người yêu thích kinh doanh. Người tiêu dùng Việt ngày càng chuộng các loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ các quy định chất lượng hay chứng nhận vệ sinh an toàn. Tuy nhiên, không phải bất kỳ cửa hàng thực phẩm sạch nào ra đời cũng được duy trì thành công. Để phát triển bền vững thương hiệu của mình, anh Trần Quân - CEO chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch Sói Biển đã bỏ ra nhiều công sức, lên kế hoạch tỉ mỉ trước khi quyết định đầu tư. Anh cho biết, bước thứ nhất của kế hoạch mà mỗi người cần lưu ý là "Chuẩn bị cho cửa hàng". Vấn đề này gồm 9 việc cơ bản gồm đặt tên thương hiệu; chọn địa điểm; vốn; nguồn hàng; nhân sự; marketing; thiết bị, vật dụng thiết yếu và cách xây dựng cửa hàng; trang trí cửa hàng.
Địa điểm: Điều này sẽ quyết định tới 40% sự thành công của mô hình kinh doanh. Cửa hàng thực phẩm sạch nên nằm ở khu vực tập trung dân cư có thu nhập tốt; gần trường học, chợ hoặc nơi đông nhân viên văn phòng. Với những khu đô thị xa chợ và siêu thị, bạn nên mở cửa hàng ở tầng một của khu chung cư để thuận tiện cho người dân.
Nguồn hàng: Một trong những yếu tố quan trọng để tạo nên thành công của một cửa hàng thực phẩm sạch đó là nguồn hàng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, có nguồn gốc rõ ràng, ổn định về số lượng và chất lượng. Ví dụ, ở Hà Nội, chủ cửa hàng có thể tìm nguồn cung các mặt hàng rau củ quả, thịt, trứng tại các cơ sở hay bà con nông dân ở Hòa Bình, Sóc Sơn, Vĩnh Phúc..., mặt hàng thủy hải sản có thể tìm đầu mối ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định…
Trang trí cửa hàng: Cửa hàng nên được thiết kế bằng những gam màu sáng, thiên về tự nhiên như xanh lá cây hoặc trắng, nhằm tạo cảm giác thân thiện và sạch. Tránh những gam màu tối vì sẽ gây phản ứng ngược, không bắt mắt. Ngoài ra, điều không thể thiếu của một cửa hàng thực phẩm sạch là giấy đăng ký kinh doanh, giấy đăng ký cơ sở đủ điều kiện an toàn, giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ thực phẩm...
TIN KHÁC