Bất chấp những hạn chế từ phía Mỹ, nhà sản xuất chip của Huawei - SMIC vẫn là xưởng đúc lớn thứ ba thế giới
Trước các hạn chế thương mại do Hoa Kỳ áp đặt vào năm 2022, Tập đoàn quốc tế sản xuất chất bán dẫn của Trung Quốc (SMIC) đã cố gắng trở thành xưởng đúc lớn thứ ba thế giới tính theo doanh thu trong Quý 01/2024.
Theo những con số mới nhất do hãng nghiên cứu thị trường Counterpoint Research công bố, doanh thu của ngành công nghiệp đúc chip toàn cầu đã tăng 12% so với cùng kỳ trong quý đầu tiên của năm, trong đó Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) vượt quá mong đợi của thị trường. Công ty đã có thị phần tăng từ 60 lên 62% và giữ được vị trí số một.
Với thị phần 13% như năm ngoái, bộ phận sản xuất chip của Samsung là Samsung Foundry vẫn đứng thứ hai. Doanh thu của công ty giảm do tính thời vụ của điện thoại thông minh, trong đó dòng Galaxy S24 nổi lên như một điểm sáng khi phân khúc trung cấp và giá rẻ gặp khó khăn do nhu cầu yếu.
Kết quả hàng quý tốt hơn mong đợi của SMIC đã giúp xưởng đúc này vượt qua UMC và Global Foundries để giành được vị trí thứ ba về thị phần doanh thu từ ngành đúc. Điều làm nên chiến thắng đáng chú ý là công ty này chưa từng đứng vị trí thứ ba trên thị trường trước đó.
Với thị phần 6%, còn rất lâu để xưởng đúc của Trung Quốc mới có thể soán ngôi TSMC và Samsung, nhưng thành tích này chắc chắn sẽ khiến Mỹ lo lắng, vốn đang tự hỏi liệu SMIC có vi phạm hạn chế xuất khẩu để sản xuất chip cho Huawei hay không.
Các lệnh trừng phạt của Mỹ yêu cầu các công ty Mỹ phải xin giấy phép trước khi có thể bán cho SMIC, ảnh hưởng đến khả năng mua công nghệ tiên tiến và các công cụ sản xuất chip tiên tiến của họ.
Công ty của Trung Quốc đã làm mọi người ngạc nhiên khi tạo ra được một con chip 7nm phức tạp mà không cần tiếp cận với thiết bị máy khắc EUV cực tím do công ty ASML của Hà Lan sản xuất nhưng không được chính phủ cho phép bán cho SMIC.
SMIC rõ ràng đã sử dụng một kỹ thuật được gọi là tạo khuôn đa dạng, lặp lại quy trình in thạch bản với thiết bị máy in thạch bản DUV, để tạo ra chip 7nm. Tuy nhiên, cách giải quyết này được cho là tốn kém và việc sản xuất chip ở quy mô lớn theo cách này có thể là một thách thức.
Dòng điện thoại Huawei Pura, được công bố vào tháng 4 vừa qua được cung cấp sức mạnh bởi chip xử lý Kirin 9010 do SMIC sản xuất. Theo một bản phân tích, điện thoại này dựa trên phiên bản nâng cao của quy trình 7nm của SMIC, được gọi là quy trình 7nm N+2.
Theo VnMedia
"